Tel: 450 442-3292

E-mail:

[email protected]



Tác Giả

Trần Công Tử
(Người Tây Ninh)



Liên lạc tác giả: [email protected]



 




Đứng Trên Cao Tất Cả

Trần Công Tử (Người Tây Ninh)



Khoảng cuối tháng 10, nhà văn Vĩnh Hảo, một thành viên trong nhóm Già Lam tung ra ngoài internet một bản tin mang nội dung xách động giới cầm bút qua “cái-gọi-là” BẢN LÊN TIẾNG CỦA VĂN NGHỆ SĨ TỰ DO VỀ TRƯỜNG HỢP NHÀ THƠ TUỆ SỸ. Khi Vĩnh Hảo cho ra “cái-gọi-là Bản Lên Tiếng” (BLT) này thì ông Tuệ Sỹ chả bị hề hấn gì cả, mà còn được yên ổn hơn bao giờ. Hãy đọc lời lẽ của ông Vĩnh Hảo dùng lời mở đầu của hiến chương Văn Bút để ngụy biện cho kế hoạch hành động như sau:

“ Hiến chương Văn Bút Quốc Tế (International PEN) minh định rằng, văn chương không có biên giới, không tùy thuộc vào các biến cố chính trị của các dân tộc, hội viên văn bút chủ trương tự do báo chí và cũng cương quyết chống lại việc lạm dụng tự do báo chí để đăng tải những tin tức không xác thực, ngụy tạo hoặc xuyên tạc sự thật với mục đích cá nhân hay chính trị...

Trong tinh thần đó, chúng tôi, những văn nghệ sĩ tự do, hết sức bất bình trước những thông tin có tính cách hàm hồ, võ đoán, từ một số báo chí, điện tử thư, diễn đàn tin tức liên mạng chính trị hay tôn giáo, qua đó, các tác giả hữu danh hoặc nặc danh, đã kết án, cáo buộc, xuyên tạc, nhục mạ văn hữu của chúng tôi là Tuệ Sỹ với những tội danh hoặc phẩm chất xấu một cách vu vơ không bằng chứng. Một trong những cáo buộc tâm điểm của chiến dịch vu khống xuyên tạc này cho rằng Tuệ Sỹ thỏa hiệp hoặc đi theo Cộng sản, trong khi chính Tuệ Sỹ từng là một người cầm bút bất khuất, can trường cất lên tiếng nói của lương tâm để chống lại sự bạo ngược bất công của chế độ Cộng sản, đến nỗi phải nhận bản án tử hình; rồi nhờ sự can thiệp của các cơ quan tôn giáo, nhân quyền cũng như văn nghệ sĩ khắp thế giới, bản án này đã được giảm xuống thành chung thân khổ sai và cuối cùng, thành án hai mươi năm tù

Trong khi Tuệ Sỹ vẫn còn sống trong nước, bị kiểm soát và bị giới hạn về ngôn luận thì ở hải ngoại, với quyền tự do ngôn luận, người ta đã dùng cái quyền cao quý ấy để công kích, chụp mũ, mạ lỵ ông một cách tàn nhẫn, không chút tiếc thương. Và trong khi một số báo chí, diễn đàn hải ngoại rầm rộ trong chiến dịch vu khống, triệt hạ uy tín của Tuệ Sỹ suốt nhiều tháng qua, người ta chỉ thấy ông một mực im lặng. Sự im lặng này có thể đối với ông là điều tự nhiên của một nhà tu trong hạnh nhẫn nhục, nhưng đối với những người cầm bút, chúng tôi thấy nó đã và đang trở thành cơ hội tốt cho những tâm địa xấu xa, tiếp tục phát ngôn bừa bãi, tấn công vào một người không phương tự vệ hoặc không có ý biện bạch bào chữa.

Tuệ Sỹ là một người cầm bút mà qua các tác phẩm cũng như qua cách sống, đã làm sáng ngời phẩm tiết của một sĩ phu trí thức cũng như đức hạnh của một nhà tu trước nỗi thống khổ đọa đày của quê hương. Chúng tôi thiết nghĩ, những kết án không bằng chứng nhắm vào Tuệ Sỹ chính là hành vi phủ nhận những gì cao đẹp cần thiết cho tiến trình đấu tranh nhằm phục hồi nhân quyền và tự do cho dân tộc Việt Nam nói riêng, nhân loại nói chung. Với nhận thức trên, và trong tư cách là những văn nghệ sĩ tự do, chúng tôi đồng ký tên dưới đây, yêu cầu hãy chấm dứt ngay các phát ngôn triệt hạ uy tín cá nhân, xúc phạm phẩm giá nhắm vào Tuệ Sỹ mà không có những bằng chứng cụ thể và khả tín. Chúng tôi luôn cổ xúy cho quyền tự do ngôn luận và báo chí nhưng đồng thời cũng cực lực phản đối các hành vi chà đạp nhân phẩm và vô trách nhiệm khi thực thi quyền tự do ngôn luận và báo chí ấy.

Hải ngoại ngày 26 tháng 10 năm 2007

Văn nghệ sĩ tự do đồng ký tên:

(26.10.07): Phạm Công Thiện, Doãn Quốc Sỹ, Viên Linh, Trần Dạ Từ, Nhã Ca, Phan Tấn Hải, Trần Quang Thuận, Bùi Ngọc Đường, Huỳnh Kim Quang, Vĩnh Hảo, Đặng Thị Quế Phượng, Thanh Trí Cao, Chiêu Hoàng, Nhiên An, Đăng Tâm, Vân Phong, Lâm Bích Nhy, Nguyễn Thanh Huy, Ngô Văn Quy, Từ Tú Trinh, Uyên Nguyên, Mỹ Huyền, Trịnh Gia Mỹ, Lê Trúc, Nguyễn Trung Tín, Vũ Tiến Lập, Tâm Minh Ngô Tằng Giao ...”

Tiếp theo sau BLT lố bịch và sơ hở này là Vĩnh Hảo cho tên một nhà báo quá cố Hoài Điệp Tử đã ký tên vào BLT, nhạc sĩ Lê Dinh từ Canada đã email cho chúng tôi biết điểm này. Nhà văn Nguyễn Quý Đại từ Munich, Đức quốc, cũng như quý anh Võ Đại Tôn, Hà Huyền Chi và khá nhiều thân hữu hỏi tôi là tại sao nhà văn Doãn Quốc Sỹ lại ký tên mở đầu danh sách. Tôi có điện đàm với nhà văn Doãn Quốc Sỹ, ông cho biết ông không biết Vĩnh Hảo và không có ký kết bất cứ văn kiện nào cả. Ông là nhà văn cao niên, một ngôi chùa địa phương mời ông đến nói chuyện về văn hóa nên ông nhận lời với ngôi chùa đó mà thôi.

Như vậy là “nhà văn Vĩnh Hảo” đã cố tình dùng tên nhà văn Doãn Quốc Sỹ trong BLT mà không có sự đồng ý của ông. Vì thế nên hành vi của ông Vĩnh Hảo đã là sai trái, là lừa bịp, là dối gạt thiên hạ. Vĩnh Hảo lợi dụng tình văn hữu xoay chuyển biến đổi, tráo trở đề tài để rồi sau đó quý anh Nguyễn Đạt Thịnh, Đào Vũ Anh Hùng, Vũ Uyên Giang, Trương Sĩ Lương,... xin rút tên ra vì thấy bị lừa phỉng, bị lợi dụng vào một ý đồ không tốt.

Trên thực tế khi Hòa thượng Thích Quảng Độ đang bị giam cầm quản thúc thì nhà văn Tuê. Sỹ đã công khai hợp tác với khối GHPGVN (Quốc Doanh) để tham dự và đăng đàn thuyết pháp trong dịp đại lễ Phật Đản mà với sự đỡ đầu của tổ chức Liên Hiệp Quốc được tổ chức vào năm tới (2008) tại VN mang chủ đề thật kêu là "Sự đóng góp của Phật giáo trong việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh".

Chẳng cần dài dòng thì quý vị đã quá rõ, đây là cơ hội mà nhà cầm quyền CSVN muốn tuyên truyền một cách láo khoét cho cả thế giới biết rằng ở VN chúng tôi hoàn toàn có tự do tôn giáo. Buổi Hội thảo quốc tế này do Giáo Hội Phật giáo VN (tức Phật giáo Quốc Doanh) của nước chúng tôi tổ chức đàng hoàng. Thực tế chỉ là việc làm của nhóm Phật giáo Quốc Doanh, chịu sự điều khiển và giựt dây của Mật Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo bài viết của GS Nguyễn Long “Tuê Sỹ vẫn là một chiến sĩ đấu tranh cho Tự Do (?!) “, tôi xin trích đoạn như sau:

“Nhưng làm sao chúng ta tin được những tác phẩm, hành động, hay hoạt động của Tuệ Sỹ trong qúa khứ sẽ là bảo chứng của con người ông trong hiện tại và tương lai. Xin dẫn chứng qua một điển tích nổi tiếng thời Tam Quốc đó là câu chuyện Từ Thứ quy hàng Tào. Không ai trách Từ Thứ vì chữ hiếu đã hy sinh đại cuộc dù sau này chính Từ Thứ biết là bị gạt; và chính Từ Thứ cũng biết phận mình, đâu có dám cho ai lên tiếng nói rằng hành động của mình là hay, là tốt! Vậy thì bất kể là thực sự hay trá hàng, sau này lịch sử sẽ phát xét. Còn hiện tại thì phải chấp nhận đúng như sự kiện đang xảy ra.

Trước đây, Thích Tuê. Sỹ đã là con người khí tiết đã hiên ngang khi bị tuyên án tử hình, nhưng sau đó được CS giảm xuống thành án chung thân. Về văn nghiệp, ông đã đóng góp khá nhiều những tác phẩm, soạn thảo công phu giá trị; điều đó không ai phủ nhận; nhưng thực sự từ năm 2006; Thích Tuê. Sỹ cùng với Lê Mạnh Thát (tức Trí Siêu) đã cộng tác mật thiết với sư Quốc Doanh, nghĩa là đã chịu phục tùng và chịu sự điều khiển của sư ông nằm vùng nổi tiếng THÍCH MINH CHÂU, ông này đã nổi tiếng than Cộng ngay khi còn là Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, chính con người này đã góp phần trong việc làm cho Cộng sản miền Bắc xâm lăng miền Miền Nam (VNCH) một cách mau chóng hơn.

Trong buổi Hội Thảo có tên gọi thật kêu: "Thách Thức và Hy Vọng" của GHPGVN (Quốc Doanh) mà CsVN sẽ tổ chức vào năm 2006, chúng ta đã thấy qua các diễn đàn Internet thì Thích Tuệ Sỹ có trong chương trình được sắp xếp để thuyết trình về đề tài kinh tế; có cả sự cộng tác của các nhà cơ hội như TQT, TVT v.v. chưa hết, Thượng Tọa Thích Không Tánh còn tiết lộ trong vụ ra Bắc cuối tháng 3 đầu tháng 4 -2003 của HT Huyền Quang để giải phẩu mắt và hội kiến với Phan văn Khải; trong vụ đó, Thượng Tọa Thích Tuê. Sỹ tính đem danh sách thành viên GHPGVNTN trong nước dâng lên Phan văn Khải với cầu mong được hoạt động dễ dàng, đã không được sự đồng ý của HT Viện Trưởng VHĐ- Thích Quảng Độ.

Do nhiều sự việc như thế nên Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ đã không còn được giữ phần vụ nào của Viện Hóa Đạo GHPGVNTN (Xin tham khảo thêm Thông Bạch Thi Hành Giáo Chỉ số 9 ngày 25-9-2007 của HT Viện Trưởng VHĐ - để biết rõ hơn về trường hợp Thích Tuê. Sỹ).

Rồi, trong bối cảnh tiếp theo chúng ta lại thấy trong năm tới sẽ là Đại Hội Tam Hợp do Chính phủ CSVN, GHPGVN (PGQuốc Doanh), và LÊ MẠNH THÁT đứng ra, thì sẽ không thiếu vai trò nhóm Già Lam trong nước cũng như Hải ngoại, kể cả TQB.

Quá khứ không phải là hiện tại cũng như tương lai; Ta đã thấy chẳng thiếu gì những kẻ trở cờ đầu hàng CS, mà khi xưa họ là những kẻ không đội trời chung với kẻ thù, điển hình như: D-VH, NCK, PD v.v., toàn là những là kẻ nội thù đáng chê trách, lịch sử sẽ phán xét công tội về sau.

Nếu có ai quả quyết rằng Thích Tuê. Sỹ là một sĩ phu khí tiết; nhưng nay trá hàng để đánh một đòn phủ đầu CS, thì xin thưa rằng xin để cho lịch sử về sau phán xét. Và, nếu có công thì được tuyên dương thích đáng. Còn ngay bây giờ thì sự thật đã phơi bày rành rành ra là Lê Mạnh Thát và Thích Tuệ Sỹ, rõ ràng đã cộng tác với sư nằm vùng nổi tiếng THÍCH MINH CHÂU, đầu sỏ của cơ cấu của Phật giáo quốc doanh hiện nay, họ là tội đồ của Dân Tộc trong việc cấu kết với Cộng sản Miền Bắc xâm chiếm Miền Nam mà ta đã thấy sự việc rõ rang qua ông sư nằm vùng THÍCH TRÍ QUANG hành động. Vậy thì xin mọi người bình tâm, hãy để LÊ MẠNH THÁT và TUÊ. SỸ lãnh hậu quả những việc gì của họ đang đang làm -- dù thực sự đã đầu hàng hay trá hàng --, vì nếu qủa thực nhị vị đó trá hàng mà bây giờ vẫn có được sự quang vinh của người chân chính đấu tranh, thì đối phương biết ngay là trá hàng rồi, thì làm sao hoàn thành sứ mạng? Nếu qủa thật trá hàng và nhờ đó sau này lật đổ được CS, thì hệ thống tổ chức việc trá hàng đó và bề trên sẽ ra thông tư minh xác; vinh quang và giá trị của người trá hàng còn ngàn lần rạng danh trong lịch sử hơn là quá khứ nữa, nhờ sự chịu nhục của mình. Vậy xin để Lê Mạnh Thát và Thích Tuệ Sỹ chịu đúng cái gì đang làm, như đã thể hiện qua Hội Thảo "Thách Thức Và Hy Vọng” đã xảy ra và ĐẠI HỘI TAM HỢP cũng như nhiều sự kiện sắp tới; và cũng đã được nói lên qua Thông Bạch thi hành Giáo Chỉ số 9 ngày 25-9-2007 của Hòa Thượng Viện Trưởng VHD - Thích Quảng Độ: Đó là tiếng nói chính thức của Giáo Hội và của vị chủ chăn...Chúng ta hãy chờ, khi cần thiết và nếu quả thật đúng vấn đề là như thế, có ngày chúng ta tin HT Quảng Độ sẽ có tiếng nói nếu Ngài đánh giá đó là công đạo. . .

Và, người ta cũng không biết Thượng Tọa Tuệ Sỹ sẽ giữ vai trò gì trong Đại Lễ Phật Đản (Tam Hợp) Quốc Tế năm 2008 (?) “

Bài tham luận thứ hai tôi xin trích đoạn là “Chống Cộng không được thì theo” của tác giả Lão Móc, bài này có đoạn ghi nhận những lời nhận xét của Trí Siêu, cặp bài trùng thân thiết, đồng chí hướng với Tuệ Sỹ. Bài viết kể về vị sư cơ hội chủ nghĩa Trí Siêu xấu xa, hèn hạ và lố bịch như sau:

“Thượng Tọa Thích Trí Siêu hoàn tục trở thành Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát thay mặt Hòa Thượng Thích Minh Châu, đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản, điều hành Đại Học Vạn Hạnh, tổ chức Hội Thảo, tham dự Ngày lễ Tam Hợp (Phật Đản sinh, Thành Đạo, Nhập Niết Bàn) Quốc Tế của LHQ tại Bangkok (Thái Lan) từ ngày 7 đến 10-5-2006 trong phái đoàn CSVN. Trong phái đoàn nầy có Thích Nhật Từ (tu sĩ trí vận của CS) và Thích Quảng Ba nằm vùng từ Úc sang nằm trong phái đoàn VN (vì LHQ chỉ mời các quốc gia mà thôi).

Trên báo Giác Ngộ - Cơ quan ngôn luận của Thành hội Phật giáo (Quốc Doanh) TP HCM số 383 ra ngày 31-05-2007 có đăng hình GSTS Lê Mạnh Thát đứng cạnh Đại sứ CSVN Nguyễn Duy Hùng nhận biểu tượng Đại lễ để tổ chức Đại Lễ Phật Đản LHQ năm 2008 cho Việt Nam.

Thượng Tọa Trí Siêu hoàn tục thành GSTS Lê Mạnh Thát hãnh diện tuyên bố: “Nay là lúc đòi chớ không phải XIN-CHO” Và đã ra sức bợ đỡ chế độ VC bằng cách tuyên bố: “Một lần nữa cho thấy chính quyền đã nới tay, đã hợp tác và giúp đỡ tất cả các tôn giáo. Chúng ta chờ đợi một tương lai, trong đó mối liên hệ tôn giáo chính quyền tốt đẹp hơn. Căng thẳng, gây khó khăn, gây rắc rối đưa đến đối đầu làm gì. Chẳng lợi cho ai cả?” Nếu đúng đây là những lời tuyên bố của GSTS Lê Mạnh Thát, tức Thượng Tọa Trí Siêu lúc chưa hoàn tục thì rõ ràng là thái độ đã thỏa hiệp với Cộng sản để mong được hưởng chút quyền lợi cuối đời, không hơn không kém.

Đây chỉ là chủ trương chống (VC) không được thì theo (VC) để thủ lợi mà các tên Việt gian Lâm Tôn, Trần Khánh Vân, Đoàn Văn Toại… và một số tổ chức, đảng phái xôi thịt tại hải ngoại đã và đang làm.

Không ai trách nhà sư hoàn tục Lê Mạnh Thát, nhưng… Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ thì lại khác (sic!).

Chuyện lạ là trước một sự thật hiển nhiên là Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh đã công khai lên tiếng về hai Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu và nhóm “Thân Hữu Già Lam” (xin xem tài liệu đính kèm) đã theo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do CSVN lập ra. Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ đã rút lui khỏi GHPGVNTN, đã tham dự cuộc Hội Thảo do Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh tổ chức và bị dư luận khắp nơi lên tiếng phê phán về thái độ hòa hợp hòa giải với bạo quyền VC của Thượng Tọa thì tại hải ngoại lại có một số người ồn ào ký tên “biểu hiệu niềm tin cậy và ủng hộ của giới văn nghệ sĩ đối với nhà thơ Tuệ Sỹ.”

Đây đúng là chuyện “Vua chưa lên tiếng mà Thái giám đã nóng mặt”.

Không khéo cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại lại cho rằng quý vị là những người a dua, nịnh bợ người đã được người dân miền Nam Việt Nam vinh danh “người về từ cõi chết” là Thượng Tọa Thích Tuệ Sỹ.”

Tôi tham khảo một bài viết khác đã vạch trần âm mưu đen tối của nhóm Già Lam, khi Giáo Hội PG Việt Nam hay nhóm PG Quốc Doanh, được Mặt Trận Tổ Quốc điều khiển. Tác giả Thích Tỉnh Thức bên Đức quốc viết về “Thân Hữu Già Lam - Thân Hữu Già... Hồ”, bài viết cho thấy những thủ đoạn hay những âm mưu muốn khai tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất dưới sự lãnh đạo của nhị vị Hòa thượng Huyền Quang và Quảng Độ, theo đúng ý đồ của khối Phật giáo Quốc Doanh và Mật Trận Tổ Quốc. Nó cũng là mục tiêu vận động theo Nghị Quyết 36 đánh phá khối người Việt lưu vong tại hải ngoại. "Tu Hành Thuần Tuý XHCN Hay Bức Tử Ôn Già Lam: Thích Trí Thủ Lần Nữa”, phân đoạn bài viết tiết lộ âm mưu cùng ý muốn tối hậu của nhóm Quốc Doanh là thay thế Hòa thượng Thích Quảng Độ bởi Tuệ Sỹ. Bởi thế nhiệm vụ của Trí Siêu và Tuệ Sỹ phải đào tạo cấp tốc thật nhiều tăng sĩ cho nhu cầu có số đông hầu lấy thịt đè người:

“Cho nên mọi thông tin Pháp nạn GHPGVNTN trong nước chuyển ra nước ngoài thay vì phải chuyển cho Ông Võ Văn Ái, Phòng thông tin Phật giáo quốc tế thì Thầy Tuệ Sĩ lại chuyển sang cho Trần Quang Thuận (Hoa Kỳ). Một vài việc điển hình như thế cho thấy, Thầy Tuệ Sỹ đã tuỳ tiện ra ngoài nguyên tắc phân nhiệm truyền thông của Giáo hội như thế. Việc nầy Thầy Thích Quảng Độ đã có lần nhắc nhở, chẳng những Thầy Tuệ Sỹ không nghe lời lãnh đạo trái lại còn tỏ bất bình, yêu sách áp lực lên hàng lãnh đạo bằng việc xin từ chức mà không nói lý do.

Hơn nữa, Thầy Tuệ Sỹ là loại người ngông ngạo, tự cho mình là làm ra GHPGVNTN nầy mà nếu không có mình thì GH sẽ tiêu liền. Từ suy nghĩ như thế, Tuệ Sỹ chẳng những cao ngạo trên suy nghĩ mà còn tiếm quyền lãnh đạo GH nhiều phen, một trong những việc tiếm quyền đó là tự ý bổ nhiệm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên cho Thượng toạ Thích Thanh Huyền; bổ nhiệm Vụ trưởng Gia đình Phật tử vụ cho Nguyên Tín-Nguyễn Châu mà không thông qua Thầy Thích Quảng Độ, Viện trưởng hay Ban Chỉ Đạo Viện Hoá Đạo. Tiếp sau đó 2005 Thầy Tuệ Sỹ lại cầm đầu nhóm Gia Đình Phật tử Việt Nam trên thế giới trong nước (Ngoài nước do Thượng toạ Thích Như Điển, ở Đức đỡ đầu), áp lực buộc Thầy Thích Quảng Độ phải phê chuẩn việc lập hội của họ nữa. Âm mưu của nhóm Gia Đình Phật tử Việt Nam trên thế giới là gì, là muốn biến Gia Đình Phật tử Việt Nam thành tổ chức phi chính phủ, có qui chế tham vấn tại Liên Hiệp Quốc để tổ chức nầy một khi có đủ pháp lý sẽ sẵn sàng phản bác GHPGVNTN trên diễn đàn quốc tế theo sự chỉ đạo của Hà Nội. Việc Thầy Tuệ Sỹ tiếm quyền lãnh đạo với Hoà thượng Thích Quảng Độ như những điển hình trên, đó là nằm trong chiến lược dùng “con đại bàng nầy khống chế con đại bàng khác” của Hà Nội. Tuy nhiên, con bài Thân hữu Già Lam bay theo lộ đồ Thân hữu già Hồ đã bị phát hiện từ lâụ Đó cũng là lý do giải thích vì sao mà Giáo Chỉ 02-2005/ Viện Tăng thống đã loại nhóm Tuệ Sỹ ra khỏi danh sách thành viên Viện Hoá Đạo 2005-2007.

Nói về Thầy Thích Tuệ Sỹ với Thầy Thích Thiện Hạnh:

Giáo Chỉ 02-2005/ Viện Tăng Thống chấn chỉnh nhân sự Hai viện GHPGVNTN ban hành, từ đó nhóm Thầy Tuệ Sỹ không còn trong Viện Hoá đạo. Tiếp sau đó, đôi ba phen Thầy Tuệ Sỹ cố thuyết phục Hoà thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh thư ký Viện Tăng thống từ chức, việc nầy đã bị Hoà thượng từ chốị Đến tháng 08-2007 Bùi Ngọc Đường (Hoa Kỳ) về nước, tiếp xúc, thuyết phục Hoà thượng Thích Thiện Hạnh (chùa Báo Quốc, Huế) từ chức cũng không xong, thì Thầy Tuệ Sỹ lại “vỡ chứng bệnh cũ”, xin Hoà thượng Thích Thiện Hạnh từ chức lần nữa. Lần nầy đã bị Hoà thượng quát mắng: Thầy đã nghỉ việc GH lại còn kéo người khác nghỉ theo đó là phá hoại Giáo hội, nay lại còn bảo tôi nghỉ, Thầy làm thế là tội ác lắm đó. Bấy nhiêu đó để cho thấy rằng một khi Thầy Tuệ Sỹ bước sang thuyền khác là cố nhận chìm luôn con thuyền GHPGVNTN. Bài học hôm nay 2007 của Thầy Tuệ Sỹ với bài học Thích trí Thủ, Trưởng ban vận động Thống Nhất Phật giáo 1981 ngày xưa, xem ra thì cả 2 có cùng một thông số như nhau.

Nhóm Tuệ Sỹ vốn có ý riêng từ lâu, trước tình thế đó, Thầy Tuệ Sỹ đã biến thủ công quỹ Giáo hội, xử dụng sai mục đích tài chánh, đưa tiền cứu trợ bảo lụt miền Trung (số tiền lên đến cả tỷ đồng VN mà việc thu, chi ngân sách không có một chứng từ nào cả) vào việc bảo trợ nhân sự Giáo Hội tạo vây, cánh cho riêng mình, nhóm nầy về sau làm áp lực lại Giáo Hội. Khi phóng viên báo, đài hải ngoại chất vấn hỏi về việc thu chi cứu trợ bảo lụt nầy thì Thầy Tuệ Sỹ lại giải thích quanh co theo kiểu “phương trời viễn mộng” … cò trắng bay… bay”…”

Ý đồ thâm độc tối hậu khi nhóm Tuệ Sỹ đủ mạnh sẽ đảo chánh để lật đổ Hòa thượng Thích Quảng Độ:

“Khi nhân sự trong nước đông đủ mạnh, Thích Tuệ Sỹ (trong nước) với Thích Quảng Ba (hải ngoại), trong - ngoài kết hợp theo chỉ đạo của nhà nước, thực hiện kế hoạch: GHPGVNTN “không Huyền Quang với Quảng Độ”. (theo bài Thích Tỉnh Thức)



Trở lại về Vĩnh Hảo thì văn thơ của ông không có nhiều. Phần lớn tác phẩm nội dung không mấy gì xuất sắc. Dĩ nhiên, trong sự nhận định vô tư, văn ông khá hơn văn Tố Hữu khi bênh vực cho thần tượng Tuệ Sỹ. Khi Tố Hữu cõng Staline lên đầu qua những bài thơ dị hợm thì Vĩnh Hảo chưa đến nỗi nào. Trong hàng tu học của PG thì ông có thể xem như một Sa di Khu Ô, tức người tu học ở thứ bậc khiêm nhường mà thôi. Tôi tham khảo bài viết mang tên “Đứng Trên Tất Cả”, ông dùng câu nói: “Đứng trên tất cả để sống vì tất cả.” của Hòa Thượng Thích Trí Quang để đặt tựa bài. Khu ô Vĩnh Hảo đã lập luận cho chủ đề:

“Câu ấy được viết ra để nhắc nhở, khích lệ những người xuất gia theo Phật—những người đã từ bỏ mọi thứ cặn bã vinh hoa, danh vọng, quyền lợi, sắc dục, tiền tài... nói chung là tất cả mọi thứ trói buộc tầm thường của cuộc đời. Nhắc nhở gì?— Nhắc nhở rằng trách nhiệm cao cả và duy nhất của người xuất gia là tự giác ngộ lấy mình để có thể đem lại trí tuệ giác ngộ cho kẻ khác, tự giải thoát lấy mình để có thể cứu thoát kẻ khác. Khích lệ gì? — Khích lệ rằng lý tưởng xuất trần là con đường cao đẹp và đúng đắn mà chỉ có những kẻ có tình thương yêu rộng lớn, tuệ căn sâu thẳm và ý chí quyết liệt dũng mãnh mới chọn lựa và dấn mình vào”.

Khu ô Vĩnh Hảo đi vào đề tài khá tế nhị mà tôi thực sự muốn bàn đến là: “Chân Sư và Tà Sư”. Thế thì chân sư và tà sư khác nhau ở chỗ nào? Đối với khu ô Vĩnh Hảo thì những vị tu sĩ khi thực hành giáo lý đạo Phật, tu sĩ Phật giáo không phải chỉ là những người trau luyện đạo đức hay một thứ tư cách cao quí đức hạnh làm người nào đó mà xã hội mong đợi. Con đường chính yếu của họ là thực hành các phương pháp tinh diệu nhằm phá vỡ biên giới của tự ngã để thể nhập vào bản thể vô tận sẵn có trong mỗi người, mỗi loài. Để thành tựu trọn vẹn mục tiêu này, hành giả phải trải qua một tiến trình, hoặc nhanh hoặc chậm, gồm 53 giai đoạn từ sơ cấp đến thượng trí. Và theo kinh Hoa Nghiêm về tiến trình tu tập gồm 53 giai đoạn này có thể tóm gọn là: 10 điều Thập Tín, (10) Thập Trụ, (10) Thập Hạnh, (10) Thập Hồi Hướng), (10) Thập Địa, (1 điều) Đẳng Giác, (1) Diệu Giác, và sau cùng 1 điều về Phật. Khi người tu hành vượt ra khỏi thứ đạo đức làm người của thế gian, sẽ bước vào thánh hạnh cao quý của hàng Bồ tát, hay Phật. Và chính vì có khá nhiều giai đoạn và thứ bậc như thế, việc nhận dạng các vị chân tu đắc chánh đạo ra sao, chúng ta cần minh định, phân biệt thật kỹ lưởng, đâu là chính và dâu là tà.

Khu ô Vĩnh Hảo căn dặn thêm rằng khi tầm sư học đạo, chúng ta cần thiết phải biết nhận dạng một vị chân sư để theo học gương tốt, như cách người xưa thường nói “chọn mặt gởi vàng”. Ông khuyên sự đụng chạm khi các học trò biết khuyết điểm của thầy thì mình hãy nêu ra không ngần ngại, khi cần phải va chạm là va chạm. Vấn đề là vì những người học trò đang khao khát tìm cầu chân lý khi tầm sư học đạo. Ví dụ như người học trò thượng căn như Thái tử Tất Đạt Đa năm xưa có thể rời bỏ các sư phụ để tự mình tìm kiếm chân lý, còn những học trò căn trí thô thiển cạn cợt như chúng ta ngày nay thì sao? Nếu chọn lầm sư phụ thì chẳng phải là cái tiền đồ tu tập của chúng ta sẽ mở vào một cõi u u minh minh hay sao?

Vì thế nên tác giả Vĩnh Hảo nghĩ là rất cần thiết phải biết chọn thầy bằng cách nhận dạng dấu hiệu thực nghiệm toát ra từ nếp sinh hoạt của họ. Sự nhận dạng này không có nghĩa là phải nhìn thấu từng quả vị tu chứng của họ hoặc đòi hỏi họ phải chứng minh sở đắc. Chúng ta có một chìa khóa nhỏ để mở ra cái kho vô tận xứng đáng cho mình qui phục, nương tựa. Và chìa khóa đó chính là điểm chung mà hầu như các vị chân tăng đều có: tính cách vô ngã thể hiện trong nếp sinh hoạt hàng ngày. Do đó, chân sư và tà sư theo quan niệm Phật giáo khác nhau ở chỗ đó. Họ có thể sử dụng những phương tiện giống nhau: tụng kinh, tọa thiền, giảng dạy Phật Pháp, làm việc văn hóa, làm việc xã hội từ thiện... Nhưng mục đích hành đạo của họ thì khác nhau: một bên thì có khuynh hướng dẹp trừ bản ngã để thể nhập vào thể tánh vắng lặng vô biên; một bên thì nuôi lớn bản ngã, đắp cao thành trì của ái dục và lợi danh tầm thường. Ngoài ra, chúng ta cần nhấn mạnh sự khác biệt giữa 2 ý niệm cốt lõi là “chân” và “tà”. Mà trong chân có thể vừa có thánh vừa có phàm, trong khi trong tà, dù có là một đạo sư nổi tiếng cách mấy đi nữa chỉ hoàn toàn là phàm. Như vậy, nếu chúng ta thực sự muốn tìm hay cầu một bậc thầy có khả năng hướng dẫn ta tiến đến giải thoát giác ngộ, nên hãy cương quyết lấy chân mà dứt bỏ tà.

Tác giả nói tiếp về chân sư Phật giáo, được tạm chia ra làm 2 thứ bậc: thánh tăng và phàm tăng. Các chân thánh tăng thì quá cao siêu nên miễn bàn. Nếu chúng ta không gặp thánh tăng, nhưng chúng ta hãy còn may mắn là có những vị chân phàm tăng để bái làm thầy. Những vị này tuy chưa chứng thánh nhưng luôn có khuynh hướng truy cầu giải thoát giác ngộ, biết được con đường chân chính để đi và hướng dẫn môn đệ cùng đi, nỗ lực tu tập những phương thức dẹp trừ bản ngã và khát dục. Cả hai bậc chân sư trên đều rất xứng đáng cho chúng ta đảnh lễ qui y. Để tìm chân lý về chân tăng thì chúng ta cần nhận ra như thế nào là một vị chân sư. Thôi thì hãy xét về tính cách vô ngã thể hiện trong nếp sinh hoạt hàng ngày của các vị chân sư vậy. Trong mục tiêu tầm sư học đạo, Vĩnh Hảo khuyên rằng chúng ta phải sáng suốt tìm đến một vị chân tăng chứ không cần uổng phí thì giờ và công phu tu tập của mình theo chân những vị thầy mà nếp sinh hoạt hàng ngày của họ biểu lộ rõ ràng khuynh hướng bảo vệ và nuôi lớn bản năng tự ngã như các trường hợp điển hình sau:

1/ Vĩnh Hảo phân loại: khi một vị thầy tự xưng mình là bậc thầy vĩ đại hoặc là bậc thầy cao tột không ai bằng (đại sư, vô thượng sư), hoặc vui thích đắm mình trong những danh xưng, tước hiệu, phẩm hàm tôn quí do kẻ khác ban tặng... vị thầy ấy đang ở trong cơn mê của lòng vị ngã, ái ngã, và đang ôm theo mình niềm tăng thượng mạn, tích cực nối đuôi ma vương để trèo lên đỉnh thang hào nhoáng không thực của danh vọng và quyền lợi thế gian.

* Việt Hải lạm bàn: Tác giả thấy giống Phật sống VTS Thanh Hải hay Đại Đạo sư Thích Thanh Tứ chứ gì ? Nói đi đừng ngại va chạm như bài viết của ngài tác giả đã khuyên bảo ở đoạn trên.

2/ Vĩnh Hảo phân loại: khi một vị thầy nói với bạn rằng chỉ có phương pháp của ông (hay bà) là cao tột, vượt hẳn các phương pháp của các bậc thầy khác, thì vị thầy này đang sống trong niềm tự hãnh của một bản ngã còn đầy căn khí kiêu kỳ, ngạo mạn;

* Việt Hải lạm bàn: Điểm kiêu căng này khá giống với Tuệ Sỹ khi viết bài “Còn gốc, mất gốc”, báo hại Công Tử Hà Đông bỏ cơm cả ngày để viết bài góp ý.

3/ Vĩnh Hảo phân loại: khi một vị thầy phê phán và chỉ trích cá nhân những bậc thầy khác, nêu những lỗi xấu của những bậc thầy khác để làm nổi bật phong cách của mình, thì vị thầy này đang biểu lộ phần nào tâm lượng tị hiềm nhỏ mọn của mình;

* Việt Hải lạm bàn: Điểm này giống với Nhất Hạnh khi tham dự biểu tình phản chiến tại Washington để tố cáo “tội ác của Mỹ Ngụy” khi xưa nhé. Nhất Hạnh nghe theo kế hoạch của Mật Trận Tổ Quốc ép xác để khai tử GHPGVNTN. Vị gian tăng theo cách phân loại của khu ô Vĩnh Hảo thì Nhất Hạnh đã phạm lỗi lầm xấu xa vì theo diện baba, tức mặt khá cứng, cứng mặt khi xin gặp Hòa thượng Quảng Độ (4) lần đều bị từ chối.

4/ Vĩnh Hảo phân loại: khi một vị thầy, dù không lên tiếng chỉ trích kẻ khác, cũng không tự mở lời khoa trương về phẩm cách của mình, nhưng hài lòng với sự tâng bốc ca tụng của môn đệ và trong lòng tự nghĩ mình cao quí, lẳng lặng cười mỉa mai kẻ khác, không chịu lắng nghe quan điểm của kẻ khác để tự sửa mình mà một mực cho rằng kẻ khác chỉ trích hay phê phán mình là vì họ thua sút và ganh tị mình, thì vị thầy này cũng đang tự bồi đắp tường thành ngã chấp ngay ở nền tảng thâm sâu của nó;

* Việt Hải lạm bàn: Điểm này khá giống với Tuệ Sỹ khi ngậm miệng ăn tiền trong xứ, tại hải ngoại khu ô Vĩnh Hảo “ra sức” bốc thơm, thơm hơn cả nước hoa Chanel No. 5. Qua Bản Lên Tiếng hãm hại uy tín của nhà văn Doãn Quốc Sỹ khi dùng ông như tấm lá chắn nịnh bợ bảo vệ Tuê. Sỹ.

5/ Vĩnh Hảo phân loại: khi một vị thầy thường tỏ vẻ bất bình, gắt gao, cau có, lúc nào cũng muốn mọi người phải thuận theo ý mình chứ không chấp nhận luận điểm trái ngược, chỉ đòi hỏi sự tuân phục tuyệt đối từ kẻ khác, thì vị thầy ấy đang tiếp tục nuôi dưỡng mầm mống của tâm ái ngã;

* Việt Hải lạm bàn: Điểm này hơi giống với khu ô Vĩnh Hảo khi tỏ vẻ bất bình, gắt gao, cau có đưa ra Bản Lên Tiếng gom góp hơn 100 chữ ký tố giác bừa bãi những đối tượng quá khích khi khu ô đòi làm thánh tử đạo cho Tuệ Sỹ.

6/ Vĩnh Hảo phân loại: khi một vị thầy thường trau chuốt bề ngoài của mình bằng hương hoa, bôi trát son phấn để tạo cái đẹp giả dối hoặc che giấu nhân dáng thực của mình, hoặc dùng các thứ trang sức vàng bạc, y phục diêm dúa đắt tiền lộng lẫy để chứng tỏ sự hào phóng giàu sang... có nghĩa là vị thầy đó chưa bao giờ tìm thấy một thứ giá trị cao tột nào ở phần tâm linh và đang bị dẫn dắt bởi những tiểu yêu tầm thường nhất của con ma dục vọng;

* Việt Hải lạm bàn: Vâng, về con ma dracula cám dỗ dục vọng thì 4 vị cao tăng có nhu cầu yêu thương phàm tục trong thế gian như Nhất Hạnh, Trí Siêu, Vĩnh Hảo và Tuệ Sỹ đều có dục vọng, có điều kín đáo hơn anh 2 Bill Clinton của nước Mỹ mà thôi. Ông láng giềng Mỹ của tôi gọi 2 ông Trí Siêu và ông khu ô Vĩnh Hảo là veteran monks, tức là các cựu sư chiến binh đánh đâu dính đấy, vì hai sư mặc áo cà sa lộng lẫy lại bị cám dỗ ngoại vi dẫn dắt ra khỏi chùa huhu… bởi những tiểu yêu tầm thường nhất của con ma dục vọng, huhu… con ma nào mà ác ôn đến thế?;

7/ Vĩnh Hảo phân loại: khi một vị thầy ưa thích xuất hiện giữa đám đông quần chúng để được ca tụng và đón nhận lòng ngưỡng mộ từ kẻ khác, tung tiền bạc và lòng thương giả tạo để mua chuộc niềm tin của những kẻ nghèo kém vật chất và tinh thần... vị thầy đó đã tự chứng tỏ có một sự rỗng tuếch bên trong của mình và đang cố gắng khỏa lấp bằng ảo tưởng là có một thứ tự ngã cao quí được người khác nhìn nhận.

* Việt Hải lạm bàn: Điều này khá giống với Thanh Tứ, Nhất Hạnh và Trí Siêu thích mọi nơi cung nghinh tiếp đón. Mấy ai không biết các vị sư tăng tài tử này (celebrity monks) khi xuất hiện ngoài công chúng được cò mòi tiền hô hậu ủng, khi mà cả sư đoàn paparazzi phó nhòm săn tin breaking news chứ nhỉ?

8/ Vĩnh Hảo phân loại: khi một vị thầy lộ vẻ hãnh diện khi được sự tưởng thưởng từ các giới quyền lực thế gian, khiếp sợ và tỏ ý tuân phục các thứ cơ cấu chính quyền để mưu cầu an nguy cho bản thân, hoặc cảm thấy mình được tăng giá trị khi thân cận tiếp xúc với giới này, hoặc thâu góp tài sản dâng hiến của môn đệ để biếu tặng giới này mà mưu cầu danh vọng... vị thầy đó rõ ràng hãy còn cái tâm vị ngã, chưa thấy được giá trị cao tột của con đường xuất thế viễn ly, chưa tìm được nơi nương tựa chân chính cho tâm linh mình và chưa tự làm ngọn đuốc soi sáng cho đời mình.

*Việt Hải lạm bàn: điểm này thì thầy hai Nostradamus nhận định rằng quý vị tà sư như Thanh Tứ, Nhất Hạnh, Tuệ Sỹ và Trí Siêu hội đủ điều kiện làm film khuyển mã cho Mặt Trận Tổ Quốc và đảng CSVN. Đề tài này hiển nhiên khỏi cần bàn nhiều.

9/ Vĩnh Hảo phân loại: khi một vị thầy thường lấy bằng cấp, sách vở, kiến thức thế gian và sự qui tụ đông đảo của giới trí thức học đường thế tục để làm thứ bảo chứng giá trị cho việc tu tập tâm linh của mình, có nghĩa rằng vị thầy ấy đang còn đứng ngoài vòng rào của trí tuệ siêu việt, chưa bao giờ nếm được chất liệu giải thoát giác ngộ thực sự và có thể là chưa từng bao giờ có khuynh hướng muốn vươn tới sự viễn ly triệt để.

*Việt Hải lạm bàn: vâng, thưa rất đúng, quý vị trí thức Nhất Hạnh, Tuệ Sỹ và Trí Siêu hội đủ tiêu chuẩn đón nhận lời tôn vinh của chú 3 Mao Trạch Đông khi đề cập về giai cấp siêu trí thức. Trí thức được chú 3 Mao tuyên dương khi không mang lợi ích như của dư thừa thải của các em kiki.

10/ Vĩnh Hảo phân loại: khi một vị thầy làm được điều gì cũng hay có khuynh hướng tự kể lể, báo cáo, khoa trương, đưa hình ảnh và tên tuổi của mình ra trước công chúng qua các phương tiện truyền thông hoặc khích lệ, vui vẻ, tán đồng sự tâng bốc, khoa trương kể lể của môn đệ đối với việc làm của mình... vị thầy ấy hãy còn mê muội đắm mình trong ảo giác của những vầng hào quang huyễn dối của dư luận và danh vọng thế gian;

* Việt Hải lạm bàn: điểm này thì Nhất Hạnh đoạt giải ưu hạng về chức quán quân “the best marathoner” về giải oan cho những cô hồn nạn nhân của CSVN và Nhất Hạnh còn mê muội đắm mình trong ảo giác của những vầng hào quang huyễn dối của dư luận và danh vọng thế gian khi kết bè tụ tập đệ tử đến chúc mừng sinh nhật anh 5 condom Võ Nguyên Giáp dưới hàng rào paparazzi phó nhòm quốc doanh chen chúc nhau săn tin. Kế tiếp, giải phó ưu hạng xin hân hạnh trao cho Đại Đạo sư Thích Thanh Tứ, giải can đảm lên diễn đàn Việt Cộng đấu tố Hòa thượng Thích Quảng Độ để kể công, báo cáo lấy điểm trong đại hội paparazzi phó nhòm quốc doanh, bu quanh Đại Đạo sư thích phét lác, thích bố láo Thanh Tứ.

11/ Vĩnh Hảo phân loại: khi một vị thầy sợ hãi dư luận quần chúng, sợ hãi sự mang tiếng cho cá nhân mình, sợ hãi sự phiền hà rắc rối cho đời tư của mình mà ngoảnh mặt với điều thiện nên làm, làm ngơ trước điều ác đang làm khổ những đồng loại chung quanh mình, thì vị thầy ấy chưa có được tâm vô úy; chưa có được tâm vô úy có nghĩa là vị thầy ấy hãy còn nuôi giữ một thứ bản ngã to lớn, co rút trong cái vỏ của vị kỷ, cầu an; điều này cũng chứng tỏ vị ấy chưa có được sự mẫn tuệ của kẻ thực hành bồ tát hạnh và cũng chưa phát triển đúng mức lòng từ bi của mình đối với chúng sinh...

Việt Hả Việt Hải lạm bàn: Đây là điều mô tả cá tính của các tà sư từ Thích Thanh Tứ cho đến Nhất Hạnh, Tuê. Sỹ và Trí Siêu không đủ bản lãnh đương đầu với bạo quyền, để rồi bắt tay với khủng bố, an phận với hình thức tà sư như ý văn của khu ô Vĩnh Hảo nêu ra, chối bỏ tiếng kêu cứu của dân oan. Điểm này khu ô Vĩnh Hảo đã phê bình các tà sư khiếp nhược rất đúng: “thầy sợ hãi dư luận quần chúng, sợ hãi sự mang tiếng cho cá nhân mình, sợ hãi sự phiền hà rắc rối cho đời tư của mình mà ngoảnh mặt với điều thiện nên làm, làm ngơ trước điều ác đang làm khổ những đồng loại chung quanh mình, thì vị thầy ấy chưa có được tâm vô úy; chưa có được tâm vô úy có nghĩa là vị thầy ấy hãy còn nuôi giữ một thứ bản ngã to lớn, co rút trong cái vỏ của vị kỷ, cầu an”.

Khu ô Vĩnh Hảo phê điểm rất chính xác cho các vị kê sư (chicken monks) được điểm tên nêu trên.



Nói chung thì tình thần vô úy hay bi trí dũng của những vị tà sư được điểm danh trong phần 11 loại tà sư dưới góc hình của ông Vĩnh Hảo cho thấy tất cả có tinh thần nhu nhược, mang tâm trạng cầu an, vị kỷ, và mang bản thể của đặc tính biến sắc của loài bò sát tắc kè, nhất là khi họ tiếp giáp với bạo quyền CSVN gây ra bao tội ác và khi lăm le phục tùng chế độ gian ác, khủng bố áp bức nhân dân. Những vị lãnh đạo tinh thần làm ngơ trước nỗi khổ của nhân dân, và một khi đức tính "bi trí dũng" không còn, tinh thần vô úy không có, thời gian sẽ đào thải họ mà thôi.

Với Bản Lên Tiếng của khu ô cựu tăng sĩ Vĩnh Hảo đã được thực hiện cẩu thả, vội vàng và gian dối, nên chính tác giả của bài viết “Đứng Trên Tất Cả”, theo thiển ý của tôi đã tự diễn tả chính xác về mình cùng các thân hữu của ông. Những ẩn ý hợp tác với nhà nước bạo quyền khi lăm le khai tử khối Phật giáo chính thống được lãnh đạo bởi nhị vị Huyền Quang và Quảng Độ nói lên ý đồ đen tối khi phục vụ tội ác trên nỗi đau khổ của nhân dân Việt Nam.

Sau cùng, tôi đề tựa bài viết này như: “Đứng Trên Cao Tất Cả” là để ám chỉ nhị vị Huyền Quang và Quảng Độ xứng đáng đứng cao hơn những vị chư tăng nhu nhược hay an phận bám víu cường quyền. Lời kết thúc trân trọng nhất về Đức Tăng thống Huyền Quang và Hòa thượng Quảng Độ là những chân sư đáng kính nhất trong tâm khảm của tôi.



Trần Công Tử (Người Tây Ninh)


Mục Lục | Liên Lạc

 


Free Web Template Provided by A Free Web Template.com